Khi trẻ chảy máu cam nhiều lần một cách bất thường phải đưa trẻ đi khám
"Thủ phạm" gây chảy máu cam ở trẻ nhỏ
Liên tục chảy máu cam là bệnh gì?
Ăn trứng gà ngải cứu có thể sảy thai
Vì sao bé chảy máu mũi khi trời lạnh?
Nguyên nhân trẻ bị chảy máu cam
Do chấn thương mũi: Khi bị tác dụng lực vào mũi, sẽ làm vỡ các mạch máu trong hốc mũi gây chảy máu và nếu nặng có thể gây mất máu với số lượng lớn, ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
Do nắng nóng: Trẻ bị nóng trong người làm cho các mạch máu, cấu trúc trong lỗ mũi bị vỡ, gây ngứa ngáy. Trẻ em thường có tật hay ngoáy mũi vô tình làm vỡ mạch máu và chảy máu cam.
Do bệnh lý: Khi không có tác động gì mà bé chảy máu cam thì cha mẹ cần kiểm tra xem trẻ có bệnh lý gì về máu không, bằng cách cho bé kiểm tra các xét nghiệm huyết học.
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng chảy máu cam ở trẻ
Theo BS Duy Long – Khoa Huyết học Bệnh viện Nhi Đồng 1: “Có rất nhiều trẻ bị chảy máu cam, khi đã bị thì rất lâu và khó cầm máu, khi đó có thể trẻ mắc bệnh hemophilia hoặc xuất huyết giảm tiểu cầu. Khi trẻ bị chảy máu cam lâu và khó cầm máu thì cha mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện xét nghiệm để chẩn đoán chính xác và điều trị theo phác đồ phù hợp".
Ngoài các bệnh về máu thì viêm mũi ở trẻ cũng gây nên tình trạng chảy máu cam. Hiện tượng này làm cho lớp nhầy bảo vệ bề mặt niêm mạc mũi bị thương tổn, vì thế các mạch máu nằm ngay dưới đó bị trầy xước hoặc rách.
Thêm một nguyên nhân rất nguy hiểm mà phụ huynh thường bỏ qua hoặc xem thường, đó là u xơ vòm mũi họng - một bệnh lý có thể gây tử vong cho trẻ nếu không được điều trị kịp thời. Bệnh u xơ vòm mũi họng chỉ xảy ra ở trẻ em, thường gặp ở trẻ 6 - 15 tuổi, phần lớn là bé trai. Triệu chứng ban đầu là chảy máu cam, tái phát nhiều lần, số lượng máu chảy ngày càng nhiều. Sau một thời gian, nếu không được điều trị, khối u sẽ phát triển lớn và trẻ có thêm nhiều triệu chứng khác như tắc mũi, ù tai. Khi thấy trẻ em (nhất là các bé trai) có triệu chứng chảy máu cam nhiều lần, lượng máu chảy ngày càng lớn, cha mẹ nên đưa trẻ đến chuyên khoa tai mũi họng để khám và điều trị ngay, tránh để khối u phát triển lớn.
Không ngửa cổ lên khi bị chảy máu cam
Phương pháp đơn giản để “cầm máu” tại chỗ cho trẻ trong trường hợp bị chảy máu cam là giữ người ở tư thế cân bằng, có thể nằm cố định một chỗ, dùng hai tay ép chặt phần cánh mũi trong vài phút cho đến khi thấy máu ngừng chảy. Bên cạnh đó, chườm lạnh lên mũi cũng có thể áp dụng để hạn chế lượng máu chảy ồ ạt.
Khi bị chảy máu cam trẻ không nên ngửa cổ lên
Cha mẹ không nên dùng đá lạnh chườm trực tiếp lên mũi, nhất là mũi của trẻ vì nước đá sẽ gây nguy cơ bỏng lạnh cho trẻ. Tốt nhất, nếu chườm lạnh phụ huynh nên chườm cho trẻ qua một lớp khăn mỏng sẽ đảm bảo an toàn hơn.
Rất nhiều phụ huynh khi thấy con bị chảy máu cam thường cho trẻ ngửa cổ lên để ngăn dòng chảy từ mũi xuống. Tuy nhiên đây là cách xử trí sai lầm bởi lẽ khi đó máu thay vì chảy ra phía lỗ mũi, máu lại chảy ngược vào trong cổ họng và xuống dạ dày. Trong trường hợp lượng máu nhiều, chảy ngược đột ngột xuống cổ họng có thể gây khó thở và khiến trẻ bị buồn nôn. Phụ huynh cũng không nên cho trẻ cúi hẳn mặt xuống để dốc hết lượng máu chảy ra ngoài. Đây cũng là phương pháp không nên làm vì khi đó áp lực dồn lên phần mặt của trẻ rất lớn, dễ khiến trẻ bị hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu.
Nếu sau 20 phút, máu trong mũi của trẻ vẫn không ngừng chảy, cần phải đưa bé đến bác sỹ ngay, tránh để bé mất nhiều máu.
Bình luận của bạn